Xua

Tuyển chọn hình ảnh và những sự kiện xảy ra ở Sài Gòn năm 1956 _s2

Năm 1956 có những cột mốc mang ý nghĩa lớn với Sài Gòn. Đây là năm chính quyền Đệ nhất Cộng hòa tổ chức thành lập và tuyển cử bầu ra Quốc Hội lập hiến, rồi ban hành hiến pháp, và ngày ban hành hiến pháp là 26 tháng 10 năm 1956 cũng trở thành ngày quốc khánh đầu tiên.

Mừng Lễ Quốc Khánh 26-10-1956

Một số cột mốc tiêu biểu của năm 1956 xảy ra ở Sài Gòn:

15/3/1956, khai mạc Quốc Hội Lập Hiến lần đầu tiên của VNCH. 22/3/1956, Dân biểu Trần Văn Lắm được bầu làn Chủ tịch Quốc Hội đầu tiên.

Nhà hát được trưng dụng làm trụ sở Quốc Hội từ năm 1955

25/4/1956, quân đội Liên Hiệp Pháp chính thức rút hết khỏi Việt Nam.

4/5/1956, khánh thành trường Cao đẳng Mỹ thuật tại Sài Gòn.

31/7/1956, Quốc Hội bàn về Quốc kỳ và Quốc ca, nhưng chưa thống nhất được kết quả.

15/10/1956, khai giảng các trường Cao đẳng thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ (nay là trường Đại học Bách Khoa)

17/10/1956, Quốc Hội cho biết vẫn không chọn được bản quốc ca hay mẫu quốc kỳ nào trong tổng số 350 mẫu cờ và 50 bài nhạc dự thi.

22/10/1956, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn chính thức đổi tên thành Đô thành Sài Gòn.

26/10/1956, tuyên bố Hiến pháp VNCH. Về sau (cho tới năm 1963) ngày này trở thành Quốc khánh VNCH.

28/12/1956, Quốc Hội bầu chọn Phố tổng thống, ông Nguyễn Ngọc Thơ được bổ nhiệm với 97 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 3 phiếu không hợp lệ.

Mời các bạn xem lại những tấm ảnh chụp Sài Gòn trong năm 1956 sau đây:

Bồn nước trước Tòa Đô Chánh. Lúc này tấm hình treo trên tòa nhà là tổng thống Ngô Đình Diệm, thay cho hình quốc trưởng Bảo Đại trong thời gian trước đó

Năm 1900, Nhà Hát Thành Phố được khánh thành. Đến năm 1956 thì được cải tạo lại để trở thành trụ sở Quốc Hội. Tòa nhà bị thay đổi lại bên ngoài để phù hợp với công năng mới. Các họa tiết hoa văn nhỏ bị tháo dỡ, hàng cột tròn bị phá bỏ. Phần họa tiết trang trí hoa văn trên cửa đi vào được thay đổi thành các đường kẻ sọc ngang như kinh tuyến và vĩ tuyến trên địa cầu. Lối kiến trúc tạo đường nét vuông vức để phù hợp với vị thế của một trụ sở hội họp chính trị.
Hình chụp Nhà Thờ Đức Bà năm 1956
Đài tưởng niệm (hiện nay là đền vua Hùng) bên trong vườn Bách Thảo (Thảo Cầm Viên). Ở đằng trước là tượng voi được vua Thái Lan Paramindr Maha Pradjahipok (tức Rama VII) tặng sau chuyến thăm Sài Gòn vào năm 1930. Bức tượng voi được chuyển từ Bangkok đến Cảng Nhà Rồng vào ngày 30/10/1935. Chiều cao của bức tượng coi là 1,5 m, trọng lượng ước tính trên một tấn và được đặt trên bệ cao 1,6 m.
Một mặt của Đài tưởng niệm bên trong Thảo Cầm Viên
Advertisement
Cổng vào Lăng Ông, nơi thờ phượng Đức Thượng Công Lê Văn Duyệt, người rất được nhân dân vùng Sài Gòn – Gia Định tôn kính
Bên trong Lăng Ông. Khi tả quân Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị phúc thần, và nhân dân thường đến Lăng thắp hương để cầu xin tài lộc vào mỗi dịp lễ. Việc thờ cúng và tế lễ tại Lăng Ông cũng mang nghi thức thờ thần và tế thần.
Chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, (giữa Nguyễn Văn Giai – Phan Thanh Giản), nay là đường Mai Thị Lựu). Nguyên gốc thì nơi này không phải là chùa, vì không thờ Phật, mà là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người Trung Quốc tên Lưu Minh xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là “Phước Hải Tự”. Năm 2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến thăm chùa Ngọc Hoàng trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Một con đường rợp bóng cây xanh ở Quận 3
Đầu đường Lê Lợi, phía chợ Bến Thành
Xe ngựa quảng cáo của rạp chớp bóng Thành Chung. Rạp này nằm trên đường Vĩnh Viễn, xóm Vườn Lài. Hình chụp xe ngựa đậu trên đường Hùng Vương phía cửa sau chợ An Đông quay đầu ra phía đường Nguyễn Duy Dương. Biển quảng cáo cho phim thần thoại Ca vũ nhạc Ấn Độ – lồng iếng Việt – Nữ Hoàng Người Dơi
Vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, gần rạp cinéma Đại Nam
Đường Trần Hưng Đạo, đoạn ngã tư Trần Hưng Đạo – Ký Con & Bác Sĩ Yersin
Một góc sông Sài Gòn năm 1956
Tiệm BRODARD góc ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiếp. Tiệm bánh Brodard được mở từ năm 1948, là nhà hàng, kem, bánh ngọt theo phong cách của người Pháp. Khoảng năm 2012, nhà hàng Brodard bị đóng cửa, vị trí này được Sony thuê lại làm cửa hàng trưng bày sản phẩm, sau đó đổi lại thành nhà hàng Brodard – Gloria Jean’s Coffees. Tuy nhiên thương hiệu cafe này cũng rời khỏi vị trí này chỉ sau một thời gian ngắn do chi phí thuê quá đắt đỏ.
Vỉa hè Đại Lộ Nguyễn Huệ, trước Tòa Đô Chánh, lúc này đang treo bandroll kỷ niệm ngày Quốc Tế Lao Động 1/5/1956
Tham quan tàu hộ vệ tại bến Bạch Đằng
Trường tiểu học Jauréguiberry xây dựng trong thập niên 1940, sau 1956 đổi thành Centre Scolaire Saint Exupéry. Hiện nay là Khoa Quản lý Giáo dục của trường ĐH Sài Gòn (cơ sở 3), nằm tại góc Trương Định – Ngô Thời Nhiệm, gần bên cạnh phía sau trường Gia Long.

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *