Xua

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của vùng đất Biên Hòa _s2

Ngày nay, nếu nhắc đến tên Biên Hòa, người ta sẽ nghĩ đến một địa phương cách Sài Gòn 30km về phía Đông Bắc, giáp với Dĩ An của Bình Dương. Trước 1975, một phần của Dĩ An và Tân Uyên ngày nay cũng thuộc về thị xã Biên Hòa của tỉnh Biên Hòa.

Biên Hòa năm 1967

Lùi về quá khứ xa hơn nữa, trước khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam thì Biên Hòa là trung tâm của toàn bộ miền Nam với tên gọi Trấn Biên. Đến đầu thế kỷ 19, Trấn Biên đổi tên là Trấn Biên Hòa, đến năm 1832 thành tỉnh Biên Hòa, bao gồm cả vùng rộng lớn Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa ngày nay. Tính đến triều vua Tự Đức, tỉnh Biên Hòa có diện tích rộng lớn, là 1 trong 6 tỉnh của Nam kỳ, lúc đó Biên Hòa có 2 phủ là Phước Long và Phước Tuy. Phủ Phước Long có 4 huyện là Phước Chánh, Bình An, Ngãi An, Phước Bình. Phủ Phước Tuy có 3 huyện là Phước An, Long Thành và Long Khánh.

Sau năm 1862, Pháp chiếm được toàn tỉnh Biên Hòa, tạm thời dùng chế độ quân quản, Biên Hòa được gọi là “tiểu khu quân sự”.

Nghị định ngày 27/10/1864 của Soái phủ Sài Gòn chia địa bàn tỉnh Biên Hòa thành 3 đơn bị riêng biệt gọi là Hạt thanh tra. Địa bàn phủ Phước Long cũ thành Hạt thanh tra Biên Hòa, trụ sở đặt ở Biên Hòa. Địa bàn phủ Phước Tuy thành Hạt thanh tra Bà Rịa, địa bàn huyện Long Thành là Hạt thanh tra Long Thành.

Lúc này Hạt thanh tra Biên Hòa vẫn bao gồm khu vực Thủ Đức, Bình Dương, Bình Phước ngày nay.

Quyết định ngày 14/3/1866 tách địa bàn huyện Bình An và Ngãi An ra khỏi hạt Biên Hòa để thành lập Hạt thanh tra Bình An. 2 năm sau đó hạt Bình An đổi tên thành hạt Thủ Dầu Một (là khu vực 2 tỉnh Bình Dương – Bình Phước hiện nay), đồng thời tách Ngãi An ra thành Hạt thanh tra riêng (là địa bàn Thủ Đức hiện nay).

Năm 1871, Hạt thanh tra Long Thành giải thể và nhập trở lại vào Biên Hòa.

Nghị định ngày 5/1/1876 của Thống soái Nam kỳ, chia địa bàn Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính, các Hạt thanh tra đổi thành Hạt tham biện, từ đó Hạt thanh tra Biên Hòa đổi thành Hạt tham biện Biên Hòa, thuộc khu vực hành chính thứ 1.

Dinh Tham Biện Biên Hòa, được xây từ năm 1902/ Ngày nay, đây là trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai. (cũng được gọi là Tòa Bố Biên Hòa)

Nghị định ngày 12/8/1888, quyết định giải thể hạt Thủ Dầu Một, hạ cấp xuống thành Đại lý hành chính, nhập địa bàn vào Hạt tham biện Biên Hòa. Đến năm 1892, Thủ Dầu Một lại trở thành hạt riêng như trước.

Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên gọi các hạt tham biện trên quản hạt Nam kỳ thành Tỉnh (Province) kể từ ngày đầu tiên của thế kỷ 20 (1/1/1900), từ đó hạt tham biện Biên Hòa đổi thành tỉnh Biên Hòa, tồn tại suốt thời kỳ Pháp thuộc.

Một số hình ảnh Biên Hòa thời kỳ Pháp thuộc:

Sông Đồng Nai, gần Biên Hòa

Ga xe lửa Biên Hòa năm 1940

Ga Biên Hòa năm 1953

Chợ cá Biên Hòa nằm bên sông Đồng Nai. Chợ cá này ngày nay nằm trên đường Nguyễn Văn Trị, đoạn giữa 2 đường Võ Tánh và Nguyễn Trãi

Đường ở Biên Hòa đầu thế kỷ 20

Dinh Tham Biện Biên Hòa khoảng măm 1930, được gọi là Tòa Bố Biên Hòa

Cầu Mát trước Dinh Tham Biện, xưa gọi là cầu Quan. Địa điểm hiện nay là Nhà thiếu nhi tỉnh Đồng Nai

Dinh Tham Biện

Trường Cao Đẳng Biên Hòa ngày xưa

Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp xây dựng ở Biên Hòa 2 cây cầu lớn, đó là cầu Gành (nay gọi là cầu Ghềnh) và cầu Rạch Cát. Ngày nay 2 cây cầu này cùng nằm trên Hương Lộ 11, nối Cù Lao Phố với đất liền.

Cầu Rạch Cát, Bên phải hình là Cù Lao Phố

Cầu Rạch Cát (hay còn gọi là cầu Đồng Nai Nhỏ) bắc qua nhánh sông Đồng Nai chảy qua cù lao Phố, phục vụ cho tuyến đường sắt thời đó.

Cầu Rạch Cát hơn 100 năm trước

Cầu Gành xưa

Ga xe lửa gần cầu Gành

Cầu Gành trước 1975:

Cầu Gành nối qua Cù Lao Phố từ phía bên kia sông. Sau 1975 bị đổi tên thành cầu Ghềnh

Cầu Gành

Ở Biên Hòa ngày nay vẫn còn dấu tích của ngôi thành cổ, ban đầu được xây từ thời nhà Nguyễn. Tháng 12-1861, cổ thành Biên Hòa rơi vào tay Pháp, quân đội Pháp xây dựng lại thành, thu gọn lại còn 1/8 so với trước và gọi là thành “Xăng đá” (Soldat), nghĩa là thành lính. Buổi sáng lính thường sử dụng kèn báo thức, âm thanh vang cả một vùng, nên dân địa phương gọi là “Thành Kèn”.

Advertisement
Fontaine nước bên cạnh thành Kèn

Thành kèn, trại lính vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, đây được xem là thành cổ duy nhất ở Nam Bộ còn tồn tại. Dấu tích còn sót lại của ngôi thành xưa là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m², bên trong có ngôi nhà kiến trúc theo kiểu Pháp.

Thành Kèn xưa và nay

Cây cổ thụ ở gần thành Kèn

Một số hình ảnh Biên Hòa thập niên 1920:

Tòa hòa giải Biên Hòa

hồ Trị An

Dưỡng Trí Viện – Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa (Nhà thương điên Biên Hòa)

Dưỡng Trí Viện

Bên trong Dưỡng Trí Viện 100 năm trước

Ngày nay, đây là Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

Khu vực Dưỡng Trí Viện, ảnh chụp từ máy bay thập niên 1930

Một số hình ảnh Biên Hòa trong loạt ảnh chụp năm 1930:

Đình Tân Lân năm 1930

Hình ảnh hồ Trị An năm 1930:

Ở Biên Hòa, cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ khác, ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt như ở miền Trung. Tuy nhiên vào năm Thìn 1952, một cơn lụt lịch sử đã nhấn chìm Biên Hòa. Sau đây là một số hình ảnh trận lụt đó:

Năm 1956, thời kỳ VNCH, tỉnh Biên Hòa tách thành 2 tỉnh mang tên Biên Hòa, Long Khánh, đồng thời một phần địa giới Biên Hòa cũng được cắt ra, nhập với một phần của tỉnh Thủ Dầu Một để thành tỉnh Phước Long.

Phần còn lại, tỉnh Thủ Dầu Một được tách thành 2 tỉnh khác mang tên tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Long (Tỉnh Bình Long và Phước Long hiện nay trở thành tỉnh Bình Phước).

Như vậy, thời điểm năm 1956, tỉnh Biên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một cùng tách thành 3 tỉnh, tỉnh Biên Hòa trở thành Biên Hòa – Long Khánh – Phước Long, còn tỉnh Thủ Dầu Một thành Bình Dương – Bình Long – Phước Long.

Một tỉnh khác cũng thuộc tỉnh Biên Hòa cũ là tỉnh Bà Rịa đổi tên thành tỉnh Phước Tuy.

Sau năm 1975, ba tỉnh Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy sáp nhập lại để thành tỉnh mang tên là Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa. Đến năm 1991, địa bàn tỉnh Phước Tuy cũ tách thành tỉnh khác mang tên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trước đó, Vũng Tàu và Côn Đảo được gọi là “đặc khu”.

Biên Hòa trước 1975 bao gồm có những địa điểm nổi tiếng là núi Châu Thới, suối Lồ Ồ, nghĩa trang quân đội (nay thuộc Dĩ An), có xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, bến xe lam Tam Hiệp… Biên Hòa là cửa ngõ vào Sài Gòn của tất cả các tỉnh miền Trung và phía Bắc.

Đường từ Sài Gòn đi Biên Hòa

Trong loạt bài đăng lại những hình ảnh xưa ở các đô thị lớn ngày xưa, xin giới thiệu các hình ảnh Biên Hòa trong thời gian thập niên 1960-1970 sau đây:

Không ảnh Biên Hòa năm 1964

Biên Hòa năm 1965

Nhà kiểu Pháp ở Biên Hòa năm 1965

Biên Hòa năm 1966

Trường trung tiểu học Minh Đức năm 1968

Chùa Phúc Lâm năm 1970, ngày nay nằm trên đường Phạm Văn Thuận ở Biên Hòa

Nhà thờ Sài Quất ở Hố Nai Biên Hòa

Nhà thờ Thánh Tâm ở Hố Nai

Nhìn qua Cù Lao Phố. Phía xa xa là cầu Gành

Đoạn cuối cùng của Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa

Bên phải đi Vũng Tàu, bên trái đi Đà Lạt, Phan Thiết. Cây xăng ngày nay vẫn còn

Trường trung học Ngô Quyền – nơi thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên theo học, theo đuổi những tà áo dài nữ sinh để sáng tác thành những thi phẩm nổi tiếng

Bến xe lam Biên Hòa

Đường Lê Thánh Tôn – Chợ Biên Hòa

Núi Châu Thới, nay thuộc Dĩ An – Bình Dương

Ngã 3 Tân Vạn

Một hẻm chợ ở Tam Hiệp

Tam Hiệp – Biên Hòa

Vùng Tam Hiệp

Ngã ba Hố Nai

Ngã ba Hố Nai

Rạp cine Biên Hùng ở khu vực đường Hưng Đạo Vương, Trịnh Hoài Đức và Quốc lộ 1. Sau 1975, rạp được đổi tên thành Nam Hà, nay là Trung tâm Văn hóa – Thể thao Biên Hòa.

Rạp Biên Hùng

Nhà thờ Bùi Chu

Nhà thờ Bùi Chu Biên Hòa

Ga Biên Hòa

Bến xe ngã ba Vườn Mít

Tòa Hành Chánh Tỉnh Biên Hòa

Câu lạc bộ Sĩ quan Lưu Văn Đức

Quốc lộ 1A đoạn qua Biên Hòa

Đường Lê Văn Duyệt

Đường Lê Thánh Tôn

Đông Kha – chuyenxua.net biên soạn
Nguồn ảnh: manhhai flickr

 

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *