Xua

Lịch sử hình thành và hình ảnh ngày xưa của tỉnh Gia Định (1835-1975) _s2

👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

Nữ sinh trường Lê Văn Duyệt đang đi trên đường Lê Văn Duyệt ra phía đường Chi Lăng. Trên cổng xưa ghi chữ Gia Định

Địa bàn tỉnh Gia Định trước khi giải thể tương ứng với thành phố Thủ Đức và một số quận, huyện thuộc TPHCM ngày nay, bao gồm: Quận 7, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè (chỉ ngoại trừ vùng trung tâm Sài Gòn, xưa thuộc địa bàn của đô thành Sài Gòn).

Tên gọi Gia Định đã có từ lâu đời, ngay từ thời điểm Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nhận lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lược xứ Đồng Nai năm 1698 rồi sau đó lập dinh Phiên Trấn, gồm phủ Gia Định và huyện Tân Bình.

Theo chuyên khảo về tỉnh Gia Định do Hội nghiên cứu Đông Dương thực hiện năm 1902 thì chữ Gia Định theo tiếng Hán có nghĩa là Sự yên tĩnh hoàn toàn, trong đó Gia là rất đẹp, Định là nghỉ ngơi, cố định.

Một số nhà trí thức người Việt vào cuối thế kỷ 19 đã xem chữ Gia Định như là viết tắt của vua Gia Long, diễn giải rằng Gia Định là xứ được ổn định nhờ vua Gia Long. Tuy nhiên điều này chắc chắn là không đúng vì tên gọi Gia Định đã có trước khi niên hiệu Gia Long ra đời từ rất lâu.

Khi chúa Nguyễn Ánh thống nhất được đất nước và lên ngôi vua Gia Long năm 1802, lúc đó vua mới cho đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định, đồng thời các dinh cũng đổi thành các trấn, gồm: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Tất cả các trấn này nằm dưới sự cai quản của trấn Gia Định. Có thể coi đây là thời kỳ “Gia Định ngũ trấn”.

Đến năm 1808, trấn Gia Định được đổi thành Gia Định Thành, và cho cai quản 5 trấn, là: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang. Đã có rất nhiều người từng giữ chức tổng trấn thành Gia Định, đều là những danh tướng lừng lẫy như Trương Tấn Bửu, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, nhưng vị tổng trấn được người dân Gia Định kính trọng nhất là tả quân Lê Văn Duyệt.

Lăng tả quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông)

Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời năm 1832, vua Minh Mạng bãi bỏ chức tổng trấn, chia xứ Nam ra làm 6 tỉnh là Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên (gọi chung là Nam Kỳ Lục tỉnh),

Thủ Đức ở tỉnh Gia Định hồi 100 năm trước

Năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên lại thành tỉnh Gia Định, bao gồm vùng đất rộng lớn kéo dài từ Tây Ninh xuống tới tận tỉnh Tiền Giang (bao gồm cả Gò Công) của ngày nay. Tỉnh Gia Định này tồn tại cho đến khi người Pháp xâm chiếm vùng đất này từ năm 1859.

Sau khi Pháp chính thức nắm quyền điều hành 3 tỉnh Nam kỳ là Gia Định, Biên Hòa, Định Tường từ năm 1862, đô đốc Bonard ban hành quyết định tổ chức tạm thời nền hành chánh của tỉnh Gia Định, vẫn theo các đơn vị hành chánh cũ của triều Nguyễn, gồm có 3 phủ, mỗi phủ 3 huyện (cách phân chia này tồn tại đến năm 1867). Các phủ thuộc tỉnh Gia Định lúc đó là:

1. Phủ Tân Bình lỵ sở ở Sài Gòn, trước khi giải thể thì địa bàn của phủ Tân Bình gần tương ứng với địa bàn Sài Gòn hiện nay.

2. Phủ Tây Ninh có lỵ sở ở thôn Khang Ninh thuộc huyện Tân Ninh (nay thuộc thành phố Tây Ninh). Địa bàn phủ Tây Ninh trước khi giải thể tương ứng với tỉnh Tây Ninh và 1 phần của tỉnh Long An hiện nay.

3. Phủ Tân An, địa bàn tương ứng với phần lớn tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang ngày nay (chỉ trừ Mỹ Tho lúc đó thuộc tỉnh Định Tường).

Màu vàng là tỉnh Gia Định, màu xanh lá là tỉnh Định Tường. Góc trên bên phải là tỉnh Biên Hòa

Tên tỉnh Gia Định được giữ nguyên trong thời kỳ đầu của thời Pháp thuộc, cho đến năm 1867, khi Pháp chiếm được trọn 6 tỉnh Nam kỳ thì chính quyền thuộc địa bãi bỏ các đơn vị hành chính: phủ, huyện, rồi phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ.

Bệnh viện Gia Định, sau 1955 là bệnh viện Nguyễn Văn Học, nay là bệnh viện nhân dân Gia Định

Lúc này tỉnh Gia Định cùng 5 tỉnh khác của xứ Nam kỳ bị chia nhỏ ra thành 25 hạt thanh tra. Địa bàn TPHCM của thời điểm hiện tại tương ứng các đơn vị hành chánh thời điểm đó là thành phố Sài Gòn, hạt thanh tra Sài Gòn, thành phố Chợ Lớn và hạt thanh tra Chợ Lớn.

Lúc này tên gọi Gia Định đã biến mất, thay vào đó là tên gọi hạt thanh tra Sài Gòn. Năm 1874, thành phố Sài Gòn dự định thành lập (chính thức là từ năm 1877), nên tòa tham biện của hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn ra vùng ngoại ô là làng Bình Hòa, tại vị trí ngày nay là trụ sở UBND quận Bình Thạnh. Đây cũng chính là tỉnh lỵ, trung tâm của tỉnh Gia Định sau này.

Khu vực Tòa Hành chánh tỉnh Gia Định, nay là UBND Quận Bình Thạnh

Ngã 3 Chi Lăng (còn được gọi là Ngã 3 Tòa Tỉnh) trước năm 1975. Nhà bên phải là Tòa Hành Chánh tỉnh Gia Định, nay là UBND quận Bình Thạnh. Phía bên kia đường là đường Nguyễn Văn Học (nay là đường Nơ Trang Long), bên cạnh đó là bệnh viện Nguyễn Văn Học (nay là bệnh viện nhân dân Gia Định)

Từ đầu năm 1876, Thống đốc Nam kỳ ký nghị định đổi hạt thanh tra thành hạt tham biện, từ đó hạt thanh tra Sài Gòn đổi thành hạt tham biện Sài Gòn.

Lúc này vì lỵ sở của hạt Sài Gòn đã chuyển về làng Bình Hòa, để tránh trùng tên với thành phố Sài Gòn, vào ngày 24/8/1876, hạt tham biện Sài Gòn đổi tên thành hạt tham biện Bình Hòa.

Làng Bình Hòa, trung tâm của tỉnh Gia Định xưa. Trong hình là vị trí trước chợ Bà Chiểu

Tuy nhiên, từ lúc này xảy ra những nhầm lẫn, thư từ gửi về hạt Bình Hòa bị nhầm lẫn qua hạt Biên Hòa, và ngược lại, dẫn đến những chậm trễ nghiêm trọng cho việc giải quyết hồ sơ. Vì vậy ngày 16 tháng 12 năm 1885, Thống đốc Nam kỳ lại ban hành nghị định đổi tên hạt Bình Hòa đổi tên thành hạt Gia Định. Từ đó, tên gọi Gia Định trở lại là tên gọi hành chánh chính thức.

Nhà hội đồng xã Tân Thới Nhì thuộc quận Hóc Môn – tỉnh Gia Định

Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, từ đó hạt tham biện Gia Định trở thành tỉnh Gia Định. Tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định vẫn đặt tại làng Bình Hòa.

Chợ Gò Vấp (thuộc tỉnh Gia Định) 100 năm trước

Ngày 1 tháng 1 năm 1911, tỉnh Gia Định chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn. Vùng đất Bình Thạnh ngày nay thuộc về tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp, tương ứng với 2 làng Bình Hòa Xã và Thạnh Mỹ Tây, là trung tâm của Gia Định. Lúc này có một tuyến xe lửa (sau này là xe điện) đi từ trung tâm Sài Gòn về hướng Gò Vấp – Hóc Môn của tỉnh Gia Định.

Lúc này tỉnh Gia Định đã thu hẹp rất nhiều so với thời nhà Nguyễn và thời Pháp mới chiếm Nam kỳ, nhưng so với thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn hay tỉnh Chợ Lớn thì địa bàn tỉnh Gia Định vẫn rất rộng, có thể thấy ở tấm bản đồ tỉnh Gia Định năm 1930 sau đây:

Tỉnh Gia Định rộng lớn. Vùng màu cam là tỉnh Chợ Lớn, bên trong vùng màu cam có thành phố Chợ Lớn, phía Đông Bắc Chợ Lớn là thành phố Sài Gòn.

Trong tập du ký Một Tháng Ở Nam Kỳ được Phạm Quỳnh viết năm 1918, ông đã nói về tỉnh Gia Định như sau:

Gần Sài Gòn có tỉnh lỵ Gia Định, cách đô thành một cây lô mét. Có con đường lớn đi vòng quanh, hồi xưa những người Tây ở Sài Gòn lấy làm chỗ đi chơi mát buổi chiều vui lắm, tức như con đường đê Parraud ở Hà Nội vậy. Nay có con đường xe lửa nhỏ, qua Gia Định, Gò Vấp, tới Hóc Môn. Đất Gia Định là đất cổ nhất ở Nam bộ, có quan hệ lịch sử bản triều nhiều lắm. Khi bản triều mới khai thác xứ Nam dựng cơ sở ở đấy. Rồi sau Đức Cao Hoàng ta hưng đế nghiệp, đánh Tây Sơn, đặt Nam trấn cũng ở đó. Cho nên trước kia cái tên Gia Định thường dùng để chỉ chung cả đất Nam kỳ vậy.

Ngày 11 tháng 5 năm 1944, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định tách một số vùng (nằm kế cận Khu Sài Gòn – Chợ Lớn) của tỉnh Gia Định để lập tỉnh Tân Bình, tỉnh lỵ tỉnh Tân Bình đặt tại làng Phú Nhuận (nay là quận Phú Nhuận). Tỉnh Tân Bình khi đó có duy nhất một quận là quận Châu Thành (lập ngày 19 tháng 9 năm 1944). Làng Bình Hòa Xã và làng Thạnh Mỹ Tây (tức Bình Thạnh ngày nay) khi đó thuộc thuộc tổng Bình Trị Thượng, quận Châu Thành, tỉnh Tân Bình.

Tỉnh Tân Bình tồn tại đến tháng 8 năm 1945 thì giải thể (sau này trở thành một quận của tỉnh Gia Định). Làng Bình Hòa Xã và làng Thạnh Mỹ Tây trở lại thuộc tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định cho đến năm 1956.

Gia Định năm 1952. Con đường này sau này mang tên Lê Văn Duyệt, nằm bên cạnh lăng tả quân Lê Văn Duyệt

Một số hình ảnh ở tỉnh Gia Định thời thuộc Pháp:

Quận Thủ Đức:

Nhà thờ Thủ Đức

Quận Gò Vấp:

Nhà thờ Gia Định, nay ở đường Bùi Hữu Nghĩa, sau lưng chợ Bà Chiểu

Tượng Thiên sứ Micae ở nhà thờ Gia Định

Ga Gò Vấp

Gò Vấp xưa, những cột đèn hai bên đường là đèn dầu hỏa, mỗi chiều tối có nhân viên đi thắp từng ngọn đèn dầu này

Chợ Gò Vấp

Chợ Gò Vấp năm 1902

Trường nam sinh Gia Định – Ecole Marc Ferrando, à Gia Dinh, nay là THCS Lê Văn Tám đối diện chợ Bà Chiểu trên đường Phan Đăng Lưu

Ảnh khác của Trường nam sinh Gia Định, trước năm 1975 là trường Hồ Ngọc Cẩn

Trường vẽ Gia Định nổi tiếng, ở gần chợ Bà Chiểu, ngày nay là trường ĐH Mỹ Thuật

Trường vẽ Gia Định

Bệnh viện Gia Định, sau 1955 là bệnh viện Nguyễn Văn Học, nay là bệnh viện nhân dân Gia Định

Hình ảnh ở Tân Bình xưa:

Nhà thờ Chí Hòa gần ngã tư Bảy Hiền

Sau năm 1956, các làng gọi là xã, trong đó có xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây. Xã Bình Hòa Xã (thuộc quận Gò Vấp) tiếp tục giữ vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Gia Định cho đến năm 1975. Tuy nhiên, quận lỵ Gò Vấp lại đặt tại xã Hanh Thông Xã.

Nhà hội đồng Hanh Thông Xã, nơi đặt quận lỵ quận Gò Vấp

Hanh Thông Xã thuộc Gò Vấp xưa

Thời điểm này, tỉnh Gia Định ngăn cách với đô thành Sài Gòn qua ranh giới tự nhiên là rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè, liên kết bằng những cây cầu bắc qua con rạch này, đó là cầu Thị Nghè, cầu Phan Thanh Giản, cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Trương Minh Giảng…

Bên phải là đô thành Sài Gòn, bên trái là tỉnh Gia Định, ngăn cách bởi Rạch Thị Nghè với các cây cầu, từ trên xuống: cầu Thị Nghè, cầu Phan Thanh Giản, cầu Sắt đường Bùi Hữu Nghĩa, cầu Bông. Tòa nhà cao nhất gần giữa ảnh là chung cư Bưu Điện, góc Phan Thanh Giản – Phạm Đăng Hưng. (Nay là Điện Biên Phủ – Mai Thị Lựu. Con đường nghiêng xuống góc dưới bên phải là Trần Quang Khải. Đám cây xanh bìa phải ảnh là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay là công viên Lê Văn Tám)

Một số hình ảnh của tỉnh Gia Định thời kỳ 1955-1975:

Cầu Bạch Đằng trên đường Bạch Đằng ở Gia Định. Phía dưới là Rạch Cầu Bông, phía trên là Rạch Long Vân Tự
Advertisement

Gò Vấp năm 1965

Xã Hạnh Thông Tây

Nhà thờ Hạnh Thông Tây

Một số hình ảnh vùng tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định, xung quanh khu vực chợ Bà Chiểu ở Bình Hòa:

Đường Chi Lăng – Trường Trung Học Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định (ngay ngã ba Chi Lăng – Nguyễn văn Học, nay là Phan Đăng Lưu – Nơ Trang Long)

Trường Trung Học Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định, ngã 3 Trường Vẽ

Ty bưu điện tỉnh Gia Định nằm trên đường Chi Lăng, kế bên chợ Bà Chiểu

Ty bưu điện nằm ở phía bên phải hình

Ngã 3 Chi Lăng – Lê Văn Duyệt, nhìn hướng về phía chợ Bà Chiểu, bên phải hình là lăng của đức tả quân Lê Văn Duyệt. Sau năm 1975, 2 tên đường này được đổi thành Phan Đăng Lưu và Đinh Tiên Hoàng (kéo dài từ đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông). Tuy nhiên năm 2020, đoạn này đổi lại thành tên đường Lê Văn Duyệt như cũ.

Một góc nhìn khác của ngã 3 Chi Lăng – Lê Văn Duyệt. Về phía bên phải là đi về hướng Cầu Bông

Cô nhi viện Sancta Maria ở số nhà 279/5 đường Lê Quang Định, Gia Định

Tấm biển bên trái hình ghi rõ địa điểm là Công Trường Hồng Bàng. Đường phía trước là Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu)

Chợ Bà Chiểu xưa

Chợ Bà Chiểu năm 1965

Chợ Bà Chiểu năm 1967

Đường Bạch Đằng, trước chợ Bà Chiểu

Công trường Hồng Bàng (tỉnh Gia Định) phía trước chợ Bà Chiểu. Đây là giao lộ của 4 con đường: Bạch Đằng, Chi Lăng, Bùi Hữu Nghĩa, Lê Quang Định. Ngày nay 3/4 tên đường này vẫn được giữ nguyên, chỉ có tên đường Chi Lăng được đổi tên thành Phan Đăng Lưu

Công trường Hồng Bàng. 2 nhà màu vàng là trường tiểu học nam sinh Gia Định, nay là trường Nguyễn Đình Chiểu

Tiệm điện máy Nam Vân nằm ở góc Lê Quang Định – Bạch Đằng. Phía bên trái là 1 góc của trường tiểu học nam sinh Gia Định

Tiệm radio Nam Vân rất nổi tiếng ở chợ Bà Chiểu. Trong hình này 2 chiếc xe Lam đang đậu trên đường Bạch Đằng, nếu đi về phía bên phải hình là ra tới ngã tư Hàng Xanh (Hàng Sanh)

Đường trong hình là Lê Quang Định, nếu đi về phía bên phải là về hướng Gò Vấp. Chiếc xe Lam đang trên đường Lê Quang Định nếu đi thẳng thì băng qua đường Bùi Hữu Nghĩa (bên hông Chợ Bà Chiểu). Dãy nhà ngói là trường tiểu học nam sinh Gia Định. Tấm rèm màu xanh lá cây ở góc trên bên phải là của tiệm radio Nam Vân

 

Chợ Bà Chiểu ở bên phài hình. Xe taxi đang trên đường Chi Lăng, qua phía bên kia là đường Bạch Đằng

Chợ Bà Chiểu

Dãy phố buôn bán trên đường Bùi Hữu Nghĩa, bên hông chợ Bà Chiểu. Căn nhà Hứa Phước Mỹ (màu trắng) ngày nay vẫn còn

Dãy nhà ngói từ thời Pháp nay đã không còn, được xây lại vào đầu thập niên 1987

1965

1967

Đường bên hông chợ Bà Chiểu. Trên biển hiệu có ghi chữ Hồng Bàng – Gia Định, nghĩa là Công trường Hồng Bàng – tỉnh Gia Định

Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu. Một thời gian dài nơi đây là nhà sách FAHASA (nay đã đóng cửa)

Công trường Hồng Bàng phía trước chợ Bà Chiểu – Bên phải là ngã ba Bạch Đằng – Lê Quang Định

Dãy phố cạnh bên Chợ Bà Chiểu

Chợ Bà Chiểu và đường Bùi Hữu Nghĩa

Nhà thờ Thánh Mẫu trên đường Bùi Hữu Nghĩa, đi tới thêm vài trăm mét là tới phía sau chợ Bà Chiểu.

Một vụ cháy ở gần chợ Bà Chiểu tháng 4 năm 1975

Một số hình ảnh đẹp ᴄủa Lănɡ Ônɡ, ở bên cạnh Bà Chiểu:

Một số hình ảnh ở quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định:

Hình ảnh chợ Thủ Đức xưa:

Đường Nguyễn Tri Phương, nay là Kha Vạng Cân

Hình ảnh Phú Nhuận, quận lỵ của quận Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định:

một số hình ảnh ᴄủa ngã tư Phú Nhuận:

Hình bên trên là tᴏàn ᴄảnh Ngã Tư Phú Nhuận nhìn từ trên ᴄaᴏ. Bên trái là đường Chi Lăng hướng đi Bà Chiểu, bên phải là đường Võ Tánh đi Lăng Cha Cả. Đường xéᴏ góᴄ là Võ Di Nguy, hướng bên trên νề Sài Gòn, hướng xuống dưới đi Gò Vấp. Tòa nhà màu trắng là trụ sở ᴄủa ngân hàng Việt Nam Thương Tín, ᴄòn tòa nhà ᴄó dấu ᴄhữ thập đỏ là Bệnh Viện Cơ Đốᴄ (nay là hội Chữ Thập Đỏ Phú Nhuận).

Một tấm không ảnh khác chụp ngã tư Phú Nhuận. Bên trái là đường Chi Lăng, bên phải là đường Võ Tánh

Ngã tư Phú Nhuận nhìn từ trên cao. Đường bên dưới xéo qua trái là Võ Tánh. Đường bên trên là Chi Lăng. Đường bên phải là Võ Di Nguy về Sài Gòn. Đường bên trái là Võ Di Nguy về Gò Vấp

Ngã tư Phú Nhuận năm 1966. Chính diện hình là tòa nhà ngân hàng Việt Nam Thương Tín lúc đang xây dựng nâng thêm lầu. Hiện nay tòa nhà này vẫn còn, là trụ sở của ngân hàng Vietinbank trong suốt nhiều năm

Tòa nhà ngay góc ngã tư Phú Nhuận trước khi được cải tạo, xây thêm lầu

Một số hình ảnh ᴄủa ngã tư Phú Nhuận lúᴄ tòa nhà Việt Nam Thương Tín đang đượᴄ xây thêm lầu:

Xе đang đi trên đường Võ Tánh đến gần ngã tư Phú Nhuận, đi thẳng qua bên kia sẽ là đường Chi Lăng νề phía Bà Chiểu.

Hình bên dưới là lúᴄ tòa nhà màu trắng đã đượᴄ hᴏàn thành, xây thêm lầu ᴄhеn νàᴏ ᴄhính giữa tòa nhà ᴄũ đã ᴄó từ trướᴄ đó νài mươi năm.

Tòa nhà màu trắng bên trái hình là Bệnh Viện Cơ Đốc, ngày này vẫn còn, là trụ sở của hội Chữ Thập Đỏ

Một số hình ảnh kháᴄ ᴄủa Bệnh Viện Cơ Đốᴄ ở góᴄ ngã tư Phú Nhuận:

Chiếc xe van màu trắng bên trái đang đậu ở khu nhà nguyện của Hội Thánh Cơ Đốc

Bên phải hình là đường Võ Di Nguy hướng về Gò Vấp, ngày nay đường này mang tên Nguyễn Kiệm

Ngã tư Phú Nhuận hướng từ đường Chi Lăng qua đường Võ Tánh, bìa phải là bệnh viện Cơ Đốc. Cây xăng SHELL nay là vị trí cây xăng Petrolimex

Một góc ảnh khác giống hình bên trên. Người chụp hình đứng ở đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) chụp qua bên đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ)

Hình ảnh kháᴄ ᴄủa ᴄây xăng SHELL trên đường Võ Tánh:

Nhà thuốc Á Đông ở góc ngã tư Phú Nhuận, đối diện bên kia đường của bệnh viện Cơ Đốc. Bên phải của hình là đường Võ Tánh ra hướng Lăng Cha Cả

Một hình ảnh khác của nhà thuốc Á Đông ở góc ngã tư Phú Nhuận

Nhà thuốc Á Đông ở góc ngã tư Phú Nhuận. Bên trái là đường Võ Di Nguy về phía Sài Gòn

Ở chính giữa ngã tư Phú Nhuận nhìn về phía nhà thuốc Á Đông

Căn nhà sát bên nhà thuốc Á Đông

Ngã tư Phú Nhuận nhìn về phía đường Võ Di Nguy hướng về phía trung tâm Sài Gòn. Bên phải là nhà thuốc Á Đông

Ngã tư Phú Nhuận ngày nay là giaᴏ điểm ᴄủa 4 ᴄᴏn đường kháᴄ nhau: Hᴏàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Kiệm νà Phan Đình Phùng. Trướᴄ 1975, đường Phan Đình Phùng νà đường Nguyễn Kiệm là 1, gọi là đại lộ Võ Di Nguy (kháᴄ νới đường Võ Di Nguy ở trung tâm đô thành Sài Gòn, nay là đường Hồ Tùng Mậu – Q1). Đường Hᴏàng Văn Thụ ngày xưa mang tên Võ Tánh (kháᴄ νới đường Võ Tánh ở Sài Gòn, nay là đường Nguyễn Trãi – Q1). Đường Phan Đăng Lưu ngày xưa mang tên Chi Lăng, nối ngã 4 Phú Nhuận νới Bà Chiểu ở xã Bình Hòa (trung tâm ᴄủa tỉnh Gia Định).

Sau đây là hình ảnh ᴄáᴄ ᴄᴏn đường xung quanh ngã tư Phú Nhuận:

Đường Võ Tánh (nay là Hᴏàng Văn Thụ):

Đường Võ Tánh đoạn gần ngã 3 với đường Trương Minh Ký, gần Lăng Cha Cả (nay là ngã 3 Hoàng Văn Thụ – Lê Văn Sĩ)

Đường Võ Tánh ở đoạn gần Bộ Tổng Tham Mưu. Đằng trước hình ngày nay là công viên Hoàng Văn Thụ, phía bên phải là đường Võ Tánh dẫn về ngã tư Phú Nhuận. Xe máy đang đi trên đường Cách Mạng 1/11, là con đường từ cầu Công Lý dẫn ra phía sân bay Tân Sơn Nhứt. Trước năm 1963, đường này tên là Ngô Đình Khôi. Sau 1975, đường này đổi tên thành Nguyễn Văn Trỗi

Dãy nhà có hình chữ thập trên mái là bệnh viện quân đội Mỹ nằm trên đường Võ Tánh. Bên trái hình là khu vực Bộ Tổng Tham Mưu (nay là bộ tư lệnh QK7)
Đường Võ Tánh, đoạn từ Lăng Cha Cả hướng về ngã tư Phú Nhuận. Bên trái hình là trụ sở bộ Tổng Tham Mưu

Đường xéo ngang là Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ). Đường thẳng là Đại lộ Cách Mạng 1/11 (nay là Nguyễn Văn Trỗi) đi về phía Sài Gòn. Đường bên trái ở dưới hình, nay là đường Phan Đình Giót nối ra đường Trường Sơn ra sân bay

Đường Võ Tánh năm 1965 khi chưa được mở rộng, đoạn từ bộ tổng tham mưu đi về Ngã tư Phú Nhuận

Đường Võ Tánh

Đường Võ Tánh năm 1966, khi chưa được mở rộng

Đường Võ Tánh năm 1966 khi chưa mở rộng, đoạn về hướng Ngã Tư Phú Nhuận, bên trái hình là khu quân đội

Cổng xe lửa số 9 trên đường Võ Tánh

Đường Võ Tánh gần tới ngã tư Phú Nhuận

Đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ), phía xa xa là ngã tư Phú Nhuận

Hướng nhìn ngược lại, từ ngã tư nhìn về phía đường Võ Tánh

Đường Chi Lăng (nay là đường Phan Đăng Lưu):

Từ góc đường Võ Tánh nhìn qua cây xăng Esso bên đường Chi Lăng. Hàng rào bên trái là bệnh viện Cơ Đốc

Cây xăng Esso trên đường Chi Lăng, ở góc ngã tư Phú Nhuận. Ngày nay cây xăng này là của Petrolimex

Dãy nhà ở đầu đường Chi Lăng ở ngã tư Phú Nhuận. Bên trái là cây xăng Esso. Ngoài cùng bên phải hình là trụ sở ngân hàng Việt Nam Thương Tín (nay trở thành trụ sở của Vietinbank)

Một góc ảnh khác tương tự

Từ ngã tư Phú Nhuận nhìn về phía đầu đường Chi Lăng

Đường Chi Lăng nhìn về phía ngã tư Phú Nhuận

Đường Chi Lăng đoạn sát với ngã tư Phú Nhuận

Đường Chi Lăng đoạn gần tới đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Nguyễn Văn Đậu) của xã Bình Hòa. Xe Vespa đang đi hưỡng ngược về ngã tư Phú Nhuận

Đường Chi Lăng đoạn gần tới đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Nguyễn Văn Đậu) của xã Bình Hòa. Đặc trưng của đường Chi Lăng thời kỳ này là hàng cây sao, nay đã không còn

Đường Võ Di Nguy (nay là đường Phan Đình Phùng):

Đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) đoạn hướng về phía cầu Kiệu. Xa xa là tháp nhà thờ Tân Định trên đường Hai Bà Trưng

Từ ngã 4 Phú Nhuận nhìn về đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng). Các học sinh trường Chu Mạnh Trinh đang băng qua đường

Một số hình ảnh ᴄhợ Phú Nhuận trên đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng):

Chợ Phú Nhuận năm 1962. Ngôi chợ này nằm cách cầu Kiệu không xa, khá gần với chợ Tân Định của Sài Gòn

Chợ Phú Nhuận năm 1970. Phía xa xa là tháp nhà thờ Tân Định trên đường Hai Bà Trưng

Chợ Phú Nhuận năm 1971

Rạp Văn Cầm trên đường Võ Di Nguy – Phú Nhuận (nay là đường Phan Đình Phùng.) Từ đường Hai Bà Trưng đi qua Cầu Kiệu, qua chợ Phú Nhuận 1 chút sẽ gặp ngay rạp Văn Cầm ở bên tay phải. Ngày nay vị trí này là ngân hàng Vietinbank, đối diện bên kia đường là nhà sách Phú Nhuận ở gần ngã 3 đường Huỳnh Văn Bánh – Phan Đình Phùng (trước 1975 là ngã 3 Nguyễn Huỳnh Đức – Võ Di Nguy)

Đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm):

Bên phải là đầu đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu), bên trái là đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm đi về phía Gò Vấp)

Đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm) nhìn về phía ngã tư Phú Nhuận

Một tiệm cắt tóc trên đường Võ Di Nguy

Sau năm 1975, tỉnh Gia Định chính thức giải thể, thay vào đó là thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập ngày 3/5/1975. Đến tháng 9 trong cùng năm, xã Bình Hòa Xã và xã Thạnh Mỹ Tây cũ được tách ra khỏi quận Gò Vấp để thành lập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây cùng trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Đến ngày 20 tháng 5 năm 1976, quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây sáp nhập lại thành quận Bình Thạnh như ngày nay.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên thành TPHCM. Từ lúc này, tên gọi đơn vị hành chánh là Gia Định kết thúc. Hiện nay tên gọi này chỉ được sử dụng chính thức ở một số địa điểm, như Bệnh viện nhân dân Gia Định, công viên Gia Định, nhà thờ Giáo xứ Gia Định. Ngoài ra, khi đón xa bus từ trung tâm Sài Gòn đi về phía Phú Nhuận, Bình Thạnh, một số người Sài Gòn lớn tuổi vẫn giữ thói quen nói là đi về Gia Định.

Advertisement

Một số hình ảnh của sân Golf Gia Định trước 1975, nay là công viên Gia Định:

Bài: Đông Kha

 

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *