Xua

Lịch sử 100 năm phi trường Tân Sơn Nhứt và quá trình thành lập hãng hàng không Air Vietnam _s2

Sân bay Tân Sơn Nhất (tên trước 1975 là Phi trường Tân Sơn Nhứt) được xây dựng vào năm 1920 ở làng Tân Sơn Nhứt, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Ngôi làng này vốn nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định.

Hiện nay, Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhứt Việt Nam về mặt diện tích cũng như công suất nhà ga. Ngoài ra, theo thông tin từ một bài từ báo Tuổi Trẻ thì trước 1975, Tân Sơn Nhứt là phi trường nhộn nhịp hàng đầu thế giới, “Cứ trung bình mỗi phút có một máy bay cất hay hạ cánh ở Tân Sơn Nhất. Những lúc cao điểm khoảng cách này chỉ vỏn vẹn 30 giây”. Sở dĩ như vậy là bởi vì thời điểm đó phi trường Tân Sơn Nhứt không chỉ có những chuyến bay dân dụng, mà nơi đây còn là căn cứ không quân của quân sự lúc nào cũng tấp nập. Vì vậy công việc điều phối phi cơ cất cánh và hạ cánh của những kiểm soát viên không lưu ở phi trường Tân Sơn Nhứt luôn luôn bận rộn. Ít người biết rằng nhạc sĩ Ngô Thụy Miên từng là một kiểm soát viên không lưu ngay từ khi ông ra trường cho đến năm 1975.

Mã ký hiệu IATA của sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay là SGN, là viết tắt của Sài Gòn – Tân Sơn Nhứt. Mã ký hiệu này đã có từ trước năm 1975 dành cho phi trường Tân Sơn Nhứt, sau này sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục được kế thừa.

Sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào thập niên 1920, phi trường Tân Sơn Nhứt thuở ban đầu chỉ có một đường băng, nền đất trồng cỏ, và chỉ dùng cho quân sự. Đến năm 1930, một số nhà cửa ở sân bay mới phục vụ duy nhất cho hãng hàng không Air Orient của Pháp.

Một chuyến bay của Pháp vừa hạ cánh

_

Phi cơ của vua Bảo Đại đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt lúc này vẫn là sân cỏ

Ngày 21/12/1933, chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn – Paris bay trong 50 giờ (lúc đó chưa thể bay ban đêm được), mất vừa đúng một tuần lễ mới đến Sài Gòn vào ngày 28/12/1933. Một năm sau đó (1934), đường băng Tân Sơn Nhứt mới được trải nhựa.

Từ sau khi phi trường Tân Sơn Nhứt bắt đầu có nhiều chuyến bay thương mại thì sân bay Tân Sơn Nhứt trở nên quá chật chội, chính quyền Pháp muốn mở rộng sân bay, nhưng giá cả bồi thường ruộng đất ở xung quanh cho các chủ tư nhân quá cao, vì không thỏa thuận được nên chính quyền Pháp ở Nam Kỳ buộc phải nhờ đến Tòa án can thiệp. Sau đó, phán quyết của Tòa ngày 19/6/1937 đã truất hữu 1 số đất của 3 chủ đất người Pháp để mở rộng sân bay.

Cùng trong năm 1937, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập Sở Hàng không Dân dụng Đông Dương (Service de l’Aréonautique de l’Indochine) thay thế cho Sở Hàng không Dân sự, để lo việc khai thác các chuyến bay, nhưng lúc này các phi trường ở Việt Nam vẫn chỉ do các hãng hàng không nước ngoài khai thác. Như là tuyến Đông Dương – Pháp mỗi tuần một chuyến do các hãng hàng không Pháp đảm trách, tuyến Sài Gòn – Singapore – Indonésia do hãng hàng không Hà Lan đảm trách, Hà Nội – Hồng Kông – Pénang do hãng hàng không Anh đảm trách, Hà Nội – Vân Nam do hãng hàng không Âu – Á (Eurasia) đảm trách, Hà Nội – Hồng Kông – Trùng Khánh do hãng hàng không Trung Hoa (China National Corporation) đảm trách.

Đến năm 1951 thì chính quyền Quốc Gia Việt Nam của quốc trưởng Bảo Đại mới chính thức thành lập hãng hàng không dân dụng đầu tiên của Việt Nam mang tên Air Vietnam. Hãng này hoạt động liên tục cho đến năm 1975 thì bàn giao cơ sở vật chất cho Tổng cục Hàng không Dân dụng thuộc quản lý của chính quyền mới.

Advertisement

Về tên gọi Tân Sơn Nhứt hay là Tân Sơn Nhất, thì trước năm 1975, tên gọi chính thức của phi trường (sân bay) là Tân Sơn Nhứt, lấy theo tên ngôi làng Tân Sơn Nhứt nơi phi trường được xây dựng. Ngoài làng Tân Sơn Nhứt thì còn có làng Tân Sơn Nhì, đều thuộc tổng Dương Hòa Thượng, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Nhứt ở đây nghĩa là Nhứt, Nhì theo cách nói của người miền Nam. Sau năm 1975, tên gọi này được đổi thành sân bay Tân Sơn Nhất.

Hãng hàng không Air Vietnam, hay còn gọi là Việt Nam Hàng không, là hãng bay nội địa chính thức duy nhất ở miền Nam trước 1975. Hãng khai thác đường bay Sài Gòn đi tỉnh, sau đó mở rộng ra Bangkok, Singapore, Nhật Bản.

Air Vietnam được thành lập từ năm 1951 với 50% số vốn của chính quyền Quốc Gia Việt Nam, còn lại là các công ty Pháp góp cổ phần, trong đó có Air France với 33.5% vốn.

Ban đầu, sự hợp tác với Air France đem đến nhiều lợi ích cho Air Vietnam trong việc thuê và mua máy bay, đào tạo phi công, quản lý, kỹ thuật, khai thác đường bay quốc tế… Nhưng về sau cũng có nhiều thiệt thòi cho phía Việt Nam.

Bắt đầu từ khoảng giữa thập niên 1960, Air Vietnam đã nghiên cứu kế hoạch mua lại cổ phần của Air France. Có hai lý do đưa ra là vì còn vốn Pháp, nên Air Vietnam không được Hoa Kỳ viện trợ nhiều như các lĩnh vực khác. Thứ hai là dù góp vốn vào công ty hàng không của Việt Nam, nhưng Air France vẫn khai thác và cạnh tranh các đường bay quốc tế chung.

Thời gian gian đầu, Air Vietnam chỉ có vài chiếc máy bay cánh quạt loại nhỏ như DC3, DC4, Cessna, Bristol, nhưng từ thập niên 1960 thì dần dần đã được trang bị thêm các cỡ máy bay hành khách lớn hơn như DC6, Caravelle, B707, và đặc biệt là Boeing 727 – loại phi cơ cỡ lớn tân tiến.

Trước năm 1975, ngoài các chuyến bay kết nối hầu hết tỉnh, thành từ vĩ tuyến 17 trở vào, Air Vietnam dần dần đã mở rộng được nhiều đường bay quốc tế như Bangkok, Vientiane, Phnom Penh, Hồng Kông, Singapore, Manila, Nhật Bản.

Sau đây mời các bạn xem lại những hình ảnh xưa theo thời gian của phi trường Tân Sơn Nhứt:

Đường vào Tân Sơn Nhứt

_

Trại Davis của quân đội Mỹ bên trong phi trường Tân Sơn Nhứt

_

Máy bay quân sự đang bay bên trên phi trường

_

2 chiếc Boeing 707 đang ở giữa đường băng Tân Sơn Nhứt

_

Không ảnh đường băng Tân Sơn Nhứt

_

Máy bay đang chuẩn bị đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Bên dưới là đường Trường Chinh ngày nay

Một số hình ảnh bên trong sảnh của phi trường Tân Sơn Nhứt ngày xưa:

_

_

_

_

Quầy soát vé, cân hành lý

_

Hành khách đang làm thủ tục (check-in) tại nhà ga Tân Sơn Nhứt

Một số hình ảnh phía trước phi trường:

__
_

_

Một số hình ảnh bên trong phi trường và đường băng:

Phi trường trực thăng Tân Sơn Nhứt, cạnh đường Cộng Hòa


Một số hình ảnh của những cô chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp (nay gọi là tiếp viên hàng không) tại phi trường:

Một số hình ảnh của phóng viên người Mỹ Bill Eppridge đã ghi lại về một chuyến bay dân sự ở phi trường Tân Sơn Nhứt ngày 14/7/1965:

Xe bus chở khách vào sân bay

Tại quầy làm thủ tục:

Sau khi làm thủ tục thì hành khách chuẩn bị ra phi cơ:

Trên đường ra tàu bay:

nhacxua.vn biên soạn

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *