Hầu như tất cả mọi người, dù có phải là người Sài Gòn hay không thì đều biết đến ngôi chợ nổi tiếng nhất của Sài Gòn từ hàng trăm năm qua, đó là Chợ Bến Thành. Trước năm 1975, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là chợ Sài Gòn, ít người gọi bằng tên chợ Bến Thành. Điều đó thể hiện qua câu ca dao:
Chợ Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ
Anh coi không tỏ, anh ngỡ đèn tàu
Lấy anh, em đâu kể sang giàu
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em…
Chợ Bến Thành được xem là một biểu tượng của Sài Gòn từ nhiều năm qua, là ngôi chợ đã được xây dựng từ năm 1912, khánh thành năm 1914.
Chợ được xây dựng trên khu đất vốn là của ông Hui Bon Hoa – Huỳnh Văn Hoa (tức chú Hỏa), với sự góp vốn của công ty Hui Bon Hoa (lúc xây chợ thì “Chú Hỏa” đã qua đời nên công ty Hui Bon Hoa do những người con của ông điều hành). Xung quanh chợ Bến Thành ngày nay vẫn còn những dãy nhà cũ xây cùng lúc với chợ Bến Thành, do công ty Hui Bon Hoa xây dựng để cho thuê.
Chợ Bến Thành được xây năm 1912, lúc đó được gọi là Chợ Mới, còn Chợ Cũ là ở bên đại lộ Charner (nay là Nguyên Huệ) đã bị giải tỏa, nhưng vẫn còn hoạt động một cách không chính thức đến tận năm 2022.
Dù cái tên Chợ Bến Thành rất quen thuộc với người Sài Gòn suốt hơn 200 năm qua, đã được nhắc đến trong nhiều câu ca dao, nhưng cho đến năm 1975, cái tên này không được sử dụng chính thức trong văn bản.
Xem lại các tấm bưu ảnh, bưu thiếp cùng các văn bản xưa của người Pháp, không có chỗ nào ghi tên chợ Bến Thành cho ngôi chợ hiện nay lẫn ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ.
Trước khi Chợ Mới được xây, trên bưu tiếp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Chợ Cũ được người Pháp gọi là chợ trung tâm, chợ chính (marché central). Thậm chí chỉ ghi chợ, thỉnh thoảng là Chợ Sài Gòn (Le marché de SAIGON).
Nhìn lại các tấm ảnh xưa, cả Chợ Cũ lẫn Chợ Mới, cho đến năm 1975, chưa bao giờ có tấm biển hiệu ghi tên chợ Bến Thành, ngoại trừ một giai đoạn ngắn sau năm 1963 có bảng ghi tên chợ Quách Thị Trang, nhưng sau đó cũng bị gỡ xuống. Chỉ đến sau năm 1975 thì bảng tên Chợ Bến Thành mới được dựng lên.
Ngay sau khi chợ Bến Thành được xây dựng thời thập niên 1910, một bùng binh trước chợ cũng được hình thành, mang tên là quảng trường Eugène Cuniac (Place d’Eugène Cuniac), đặt theo tên thị trưởng người Pháp đầu tiên của thành phố Sài Gòn.
Đến năm 1955, chính quyền đệ nhất cộng hòa đổi tên nơi này thành thành quảng trường Diên Hồng, đến năm 1963 được mang thêm tên mới là quảng trường Quách Thị Trang, là tên một nữ sinh 15 tuổi chống chính quyền Ngô Đình Diệm.
Chính giữa bùng binh cũng có bức tượng của Quách Thị Trang được xây dựng năm 1963 và tồn tại suốt 50 năm trước khi được dời về công viên Bách Tùng Diệp (đằng trước dinh Gia Long) vào năm 2014.
Từ năm 1965, ngay bên cạnh tượng Quách Thị Trang, binh chủng truyền tin đã dựng tượng danh tướng Trần Nguyên Hãn (người được suy tôn là thánh tổ của binh chủng này) cưỡi ngựa và phóng bồ câu đứng trên một bệ đá cao ngay chính giữa bùng binh.
Bên cạnh công trường có một bến xe buýt công quản ở trong hình bên dưới:
Năm 1914, cùng với chợ Bến Thành và nhà ga xe lửa Sài Gòn, người Pháp cũng cho xây dựng một tòa nhà trụ sở công ty Hỏa Xa ngay chợ Bến Thành. Tòa nhà này đến nay vẫn còn ở số 136 Hàm Nghi, trở thành trụ sở của ngành đường sắt.
Đối diện với chợ Bến Thành và trụ sở Hỏa Xa là nhà ga xe lửa được chuyển về đây từ nhà ga trước đó bên đường Krantz (nay là Hàm Nghi).
Ở liền kề với ga xe lửa và chợ Bến Thành còn có 1 bến xe ngựa, phục vụ cho người dân đi chợ và đi buôn từ vùng ven, hoặc là để trung chuyển hành khách đi xe lửa:
Trước chợ Bến Thành cũng đã từng có một cầu bộ hành dành cho người đi bộ có thể tránh khỏi dòng xe cộ đông đúc ở trước chợ:
Từ cầu bộ hành nhìn về đại lộ Trần Hưng Đạo:
Sau đây, mời các bạn xem lại những hình ảnh xưa của chợ Bến Thành.
Hình ảnh đời thường ở chợ Bến Thành năm 1938:
Một số ảnh xe cộ đông đúc trước chợ Bến Thành thời thập niên 1960:
Một số hình ảnh đời thường khác ở chợ Bến Thành thời kỳ thập niên 1960-1970:
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
–
Một số hình ảnh trước chợ Sài Gòn năm 1950: