Bùng binh Bồn Kèn, hay sau này còn gọi là bùng binh Cây Liễu, nằm chính giữa 2 con đường trung tâm sầm uất ở Sài Gòn, mang tên 2 vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ – Lê Lợi. Đây có thể là một trong những bùng binh đầu tiên của Sài Gòn kể từ khi người Pháp chiếm được Gia Định và xây dựng Sài Gòn thành một thành phố từng được ví như Paris ở phương Đông.
Theo học giả Vương Hồng Sển, bùng binh Bồn Kèn cũng từng được gọi là một cái “bồn binh”, cách đây tròn 100 năm là một bậc hình bát giác, các lính Pháp thường đến đây thổi kèn trỗi nhạc Tây cho người dân thưởng thức, nên được gọi là Kèn. Trong hình Sài Gòn thập niên 1920 sau đây, ta có thể nhìn thấy cái vòng tròn hình bát giác đó:
Thực ra chữ “bùng binh” không phải là lần đầu xuất hiện từ thời đó, mà đã được người Nam Kỳ sử dụng trước đó rất lâu. Năm 1895, Huỳnh Tịnh Của đã định nghĩa từ “bùng binh” trong Đại Nam Quấc âm tự vị là: “khúc sông rộng phình tròn ra”. Nam Kỳ lục tỉnh xưa kia thông thương theo kiểu “trên bến dưới thuyền”, vì vùng này có đặc điểm địa hình tự nhiên có sông ngòi chằng chịt, và ban đầu “bùng binh” dùng để định nghĩa cái chỗ phình ra của sông. Đến sau này, khi người Pháp xây Sài Gòn thì họ đã lấp phần lớn các kênh rạch nhỏ để làm đường, rồi có thể là từ đó cái chữ “bùng binh” được người ta đem lên cạn để xài. Trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức năm 1970 giải nghĩa lại chữ bùng binh là “khu đất rộng nối các trục đường trong thành phố”: bùng binh Ngã Sáu, bùng binh Ngã Bảy… Như vậy “bùng binh” vốn là một từ chỉ sông nước đã được dùng để gọi tên giao lộ của các con đường trên bộ.
Từ xưa đến nay, các vòng tròn ở giữa các ngả đường vẫn được người trong Nam gọi là bùng binh. Tuy nhiên thi thoảng, ngay ở giữa Sài Gòn ngày nay, nhiều người lại dùng vòng xoay, vòng xuyến thay cho bùng binh, ngõ thay cho hẻm… làm mất đi tính đa dạng của ngôn ngữ.
Trong loạt bài viết sau đây, Chuyện Xưa xin nói về các bùng binh quen thuộc của Sài Gòn đã có từ thời xưa, bắt đầu bằng cái bùng binh nổi tiếng nhất: Bùng binh Bồn Kèn.
Kể từ khi người Pháp cho lấp Kinh Lớn năm 1887 để mở rộng con đường mang Charner, thì từ đó đến nay, giao điểm của 2 đại lộ mang tên Charner – Bonard (từ 1955 đến nay mang tên Nguyễn Huệ – Lê Lợi) luôn là trung tâm của sự sầm uất của Sài Gòn.
Thập niên 1920, ở ngã tư này có một bậc hình bát giác, các lính Pháp thường đến đây thổi kèn trỗi nhạc Tây cho người dân thưởng thức, nên được gọi là Bồn binh Bồn Kèn, sau gọi thành “Bùng binh Bồn Kèn”.
Theo Nam Kỳ tuần báo, chiếc bồn kèn đó được thay thế bằng một hồ tròn, ở trung tâm là đài phun nước rất tân kỳ vào năm 1942.
Những năm 1970, quanh hồ có thêm một số hàng liễu thêm phần thơ mộng, cho nên người trẻ gọi thêm tên là “bùng binh cây liễu”. Đây là nơi người Sài Gòn thích ra đi dạo, hóng mát và chụp hình trong lúc ra phố Lê Lợi và Nguyễn Huệ để mua sắm và vui chơi.
Xung quanh Bùng Binh này là những công trình đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn giai đoạn 1955-1975, như là thương xá EDEN, kề bên công trường Lam Sơn đằng trước Opera House, bên cạnh đó là Phòng Thông Tin nối liền với trụ sở hãng SEIC (Société d’Exploitation Industrielle et Commerciale), còn có tên là Saigon Garage. Sau này Saigon Garage không còn, thay thế vào đó là văn phòng chi nhánh của Sài gòn Ngân hàng.
Ở bên kia đường là thương xá TAX, bên cạnh REX Hotel, và cuối cùng – ở chính diện – là Tòa Đô Chánh được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Đằng trước Tòa Đô Chánh là công viên Đống Đa – Nơi ngày xưa thường tổ chức nhiều buổi triển lãm ngoài trời.
–
Bùng binh hình bát giác đã có ở giữa 2 đại lộ Charner và Bonard từ rất lâu. Trong 2 hình chụp vào năm 1921 ở bên trên, có thể thấy bùng binh ở phía trước Dinh Xã Tây, nằm kẹp giữa 2 quảng trường nhỏ có cột đèn thắp sáng.
Bên phải hình này là một trong những nơi bán xe hơi (auto-hall) đầu tiên của Sài Gòn, thuộc sở hữu của nhà tư sản Pháp – Emile Bainier. Ông Bainier đến lập nghiệp ở Sài Gòn vào năm 1908, ông là người tiên phong đi vào thị trường mới lúc bấy giờ là buôn bán xe hơi ở Sài Gòn, khi đó vừa mới bắt đầu phổ biến trên thế giới, còn ở Đông Dương thì vẫn rất sơ khai. Năm 1909, đích thân ông Bainier đã lái xe buýt để giới thiệu phương tiện chuyên chở công cộng này cho nhiều quan chức và nhân viên chính quyền trên đường phố Sài Gòn. Không lâu sau, ông mở 2 auto-hall – cửa hàng bán xe hơi ở số 21 Bonard và số 100-102 Charner (chính là vị trí trong hình bên trên, nằm sát bên công trường Francis Garnier – tức công trường Lam Sơn).
Auto-hall này rất thành công và đắt hàng, công ty của Bainier xây thêm auto-hall ở đối diện chéo qua bên kia Bùng Binh Bồn Kèn, tức vị trí khách sạn REX ngày nay, trở thành auto-hall lớn nhất vùng viễn đông thời bấy giờ. Tòa nhà này cũng có chữ Bainier, chuyên bán xe hiệu Citroën như trong hình sau đây:
Ông Bainier mất năm 1941 tại Sài Gòn, vợ con của ông tiếp tục việc kinh doanh đến năm 1953 thì trở lại Pháp, khi đó vợ chồng hoàng thân Ưng Thi (cháu nội của Tùng Thiện Vương) và Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier để xây khách sạn REX. Còn auto-hall Bainier ở phía đối diện (bên hông công trường Lam Sơn) trở thành trụ sở của SEIC (Société d’Exploitation Industrielle et Commerciale) chuyển sang từ trụ sở bên đường Somme (Hàm Nghi). SEIC cũng thường được gọi là Saigon Garage, thành lập từ năm 1936, chuyên kinh doanh dòng xe Simca. Sau này Saigon Garage không còn, thay thế vào đó là văn phòng chi nhánh của Sài gòn Ngân hàng.
Hình ảnh dưới đây là Bùng binh Bồn Kèn thập niên 1960, nằm giữa Nguyễn Huệ – Lê Lợi, với 4 phía là REX Hotel, EDEN, thương xá TAX và Sài gòn Ngân hàng.
Một số góc ảnh của Bồn binh Bồn Kèn góc nhìn sang REX Hotel:
Một số hình ảnh bùng binh Bồn Kèn nhìn sang phía Saigon Garage:
Địa điểm không thể không nhắc đến bên cạnh bùng binh này là Thương xá TAX, tiền thân của nó là tòa GMC thời Pháp thuộc.
Trong hầu hết sách báo trước đây viết về tòa nhà GMC này, đều nói rằng tòa nhà được xây dựng từ tận năm 1880, tuy nhiên theo tài liệu cụ thể từ Thư viện quốc gia Pháp thì đây là sự hiểu nhầm. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp và Tim Doling, sự hiểu nhầm này đến từ chính công ty sở hữu nó là Société Coloniale des Grands Magasins (SCGM), vì họ không biết rõ quá khứ và không còn lưu giữ hồ sơ về GMC nên đưa ra thông tin nhầm lẫn là GMC ở số 135 đại lộ Charner đã có từ năm 1880. Tuy nhiên, theo niên giám Đông Dương 1910 (và các năm trước đó) thì địa chỉ 135 đại lộ Charner là trụ sở công ty Bresset et Cie của ông Bresset, và bên cạnh, số 137 là của ông Muet buôn xe đạp, xe hơi. Chỉ vào năm 1914 thì công ty l’Union Commerciale Indochinoise et Africaine (công ty mẹ của SCGM) mới có mặt nơi đây, rồi bắt đầu xây GMC năm 1921, tròn 100 năm trước, hoàn thành năm 1924.
Kể từ đó, GMC trở thành nơi mua sắm của nhà giàu Pháp, Hoa Việt, hầu như hàng của tất cả các cửa hàng lớn ở Paris đều có mặt ở đây.
Nɡày 27 Thánɡ 11, 1924, sự kiện tiệm báᴄh hóa GMC (Gɾands Maɡasins Chaɾnеɾ) khai tɾươnɡ đượᴄ báᴏ ᴄhí lᴏan tin ɾộnɡ ɾãi.
Năm 1942, nơi này đượᴄ xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồnɡ hồ νà thay νàᴏ đó là bảnɡ ɡắn dònɡ ᴄhữ GMC như trong hình bên dưới:
Đến năm 1960, tòa nhà GMC ᴄhính thứᴄ đổi tên thành Thươnɡ Xá TAX, ᴄó địa ᴄhỉ 135 đại lộ Nɡᴜyễn Hᴜệ. Mặt bằnɡ đượᴄ ᴄhia nhỏ νà ᴄhᴏ ᴄáᴄ tiểu thươnɡ thuê bᴜôn bán. Cáᴄ thươnɡ hiệu nổi tiếnɡ thế ɡiới bắt đầu xuất hiện νà bày bán trᴏnɡ Thươnɡ Xá TAX.
Một số ảnh khác của bùng binh Bồn Kèn nhìn sang Thương xá TAX:
–
Bên cạnh REX Hotel, thương xá TAX, khu vực bồn binh Bồn Kèn không thể không nhắc đến thương xá EDEN được xây dựng từ thập niên 1950:
Trước đó, khi Pháp quy hoạch trung tâm Sài Gòn, họ đã xây dựng ở vị trí này một dãy nhà thương mại. Sang thập niên 1930, dãy nhà cũ được đập bỏ để xây một khu nhà khác lớn hơn, như trong hình sau đây:
Sang đến thập niên 1950, khu nhà này tiếp tục được xây thêm tầng, trở thành khu EDEN nổi tiếng:
Một số ảnh Bồn binh Bồn Kèn nhìn sang góc EDEN:
EDEN ở góc bên phải hình này
Góc ảnh Bùng binh Bồn Kèn nhìn sang Opera House (trụ sở của Nhà Hát, Quốc Hội, Hạ Nghị Viện qua các thời kỳ khác nhau):
Hình ảnh Bùng binh Bồn Kèn nhìn sang phía Tòa Đô Chánh:
Có một thời gian giữa bùng binh có một hồ nước khá lớn, thỉnh thoảng bắt gặp hình ảnh trẻ con ra tắm giữa hồ và bị cảnh sát lôi lên như trong các hình dưới đây:
Hồ nước về đêm:
Cũng có một thời gian hồ nước này bị thu hẹp, hoặc phá bỏ, giữa Bùng Binh được dựng một tấm bảng lớn để yết thị những thông tin quan trọng, thường là liên quan đến chính trị, tình hình quốc gia, trung tâm của những cuộc diễu hành, mít tinh lớn:
Sau năm 1975, xung quanh hồ được trồng những cây liễu rũ cành lá xuống, nên được gọi là Bùng binh Cây Liễu.
Năm 2014, để phục vụ cho công trình Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ, hồ nước – bùng binh đã bị đập bỏ:
Tuy nhiên, từ 2019, hồ nước mới đã được xây lại ở ngay vị trí cũ. Hình sau đây được chụp vào tháng 11 năm 2020:
Tiếp theo sau chủ đề này, ở bài sau xin giới thiệu những bùng binh nổi tiếng khác của Sài Gòn là Bùng binh Cây Gõ, Ngã 6 Phù Đổng, Ngã 6 Cộng Hòa…