Xua

Bộ sưu tập hình ảnh hiếm chụp Hà Nội năm 1980 (phần 3) _s2

Sau 2 phần trước về loạt ảnh Hà Nội được chụp vào thời điểm năm 1980 của nhiếp ảnh gia người Hà Lan là Ab Stokvis, chuyenxua.net đã liên hệ trực tiếp với ông và được ông cho phép đăng lại loạt ảnh này. Ông còn cho biết thêm nhiều điều về chuyến đi này của ông tới cả 3 miền Việt Nam.

Ông hạ cánh ở sân bay Gia Lâm, đi khắp Hà Nội và tới các cơ sở thiện nguyện, nơi đoàn của ông làm nhiệm vụ. Thời điểm này Việt Nam chưa chính thức cấp visa cho người ngoại quốc, nên chỉ có các đoàn phi chính phủ, đoàn thiện nguyện mới được cấp phép tới Việt Nam. Ông Ab Stokvis chính là trưởng đoàn gồm chủ yếu là nhà báo và chuyên gia y tế làm việc cho một tổ chức phi chính phủ, tất cả đều mong muốn tìm hiểu về Việt Nam thời hậu chiến. Đoàn đã tới Hà Nội, Hải Phòng, sau đó dừng dân ở Đà Nẵng, Huế trước khi vào Sài Gòn.

Sân bay Gia Lâm, nơi đoàn thiện nguyện của ông Ab Stokvis hạ cánh xuống Hà Nội

Ông Ab Stokvis cho biết người hướng dẫn viên người Việt đã có chút nghi ngại và lo lắng khi trong đoàn có nhiều nhà báo mang theo máy ảnh, nhưng ông đã trấn an người hướng dẫn viên, nói rằng họ đến từ các tổ chức thiện nguyện hỗ trợ cho người Việt và tất cả đều mang thiện ý.

Nhà thủy tạ bên hồ Hoàn Kiếm. Những người này thuộc đoàn thiện nguyện đi cùng nhiếp ảnh gia

Sau đây là phần 3, cũng là phần cuối loạt ảnh chụp Hà Nội năm 1979-1980 của ông Ab Stokvis. Sau phần này, chuyenxua.net sẽ tiếp tục đăng loạt ảnh chụp Sài Gòn năm 1980, với sự cho phép của chính tác giả.

Đám đông đứng trước rạp Công Nhân phố Tràng Tiền (xưa là rạp Eden). Phía xa là Bờ Hồ
Hình ảnh chụp cuối năm 1979
Phố Ngô Quyền
Phố Ngô Quyền nhìn về ngã tư Tràng Tiền- Ngô Quyền, bên phải là Bộ Ngoại thương, giờ là Bộ Công thương, xa xa nhà trắng trắng là hiệu sách Quốc Văn
Advertisement
Ngã tư Tràng Tiền – Ngô Quyền, nhìn về phía Nhà hát Lớn. Bên trái là hiệu sách Quốc Văn(chữ trên tường đọc được là Quốc Văn tổng hợp), bên phải ảnh là khách sạn Dân Chủ

Một số hình ảnh tàu điện ở Hà Nội, một trong những đặc trưng của thủ đô thời kỳ này. Tuyến tàu điện này được người Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20 và hoạt động trong khoảng 90 năm:

Tàu điện ở Bờ hồ Hoàn Kiếm trước cổng Đền Ngọc Sơn
Tàu điện đi ngang qua Bách hóa Tràng Tiền
Trước chợ Đồng Xuân, chỗ xích lô đang đi là ngã ba rẽ trái là phố Hàng Lược đi thẳng là phổ hàng Giấy rẽ phải là phổ hàng Khoai
Một nhánh đi Hàng Bông Cửa Nam Và một nhánh đi Chợ Đồng Xuân

Ngã tư Quang Trung – Tràng Thi
Hỏa xa, trên đường từ sân bay Gia Lâm về thành phố
Xe bus Hải Âu đưa khách từ sân bay về nội thành

Bờ hồ
Quảng trường Ba Đình, ô cỏ trước Tòa nhà quốc hội
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Góc phố Lý Thái Tổ – Lương Văn Can, gần Nhà thủy tạ, Nhà Hát Múa Rối Thăng Long

Kéo cưa ở phố Tuệ Tĩnh
Ngã tư Lê Duẩn (Nam Bộ cũ)- Nguyễn Thái Học. Bách hóa số 5 Nam Bộ xưa trong ảnh nay là cty DOJI
Đường Nam Bộ trước ga Hàng Cỏ
Đầu phố Tràng Tiền, nhà bên trái ngày nay là Bưu điện Tràng Tiền, từng là rạp Majestic thời Pháp, có để bảng chúc mừng năm mới 1980
Bách Hóa Tràng Tiền, nay là Tràng Tiền Plaza
Phố Tràng Tiền nhìn từ Nhà hát Lớn

Một số hình ảnh chợ Đồng Xuân sáng sớm:

Một vài hình ảnh chợ khác:

chuyenxua.net biên soạn
Đăng với sự cho phép của nhiếp ảnh gia Ab Stokvis

LEAVE A RESPONSE

Your email address will not be published. Required fields are marked *